Thanh tra Chính phủ kết luận, dù DA BOT cầu Phú Mỹ không lập hồ sơ và có báo cáo thẩm định nhưng vẫn được UBND TP. HCM “ưu ái” duyệt điều chỉnh dự án tới 2 lần, điều chỉnh tổng mức đầu tư 1 lần...
Nóng chuyện BOT
Hàng loạt vấn đề sai phạm khi thực hiện triển khai DA đầu tư xây dựng đường Hoà Lạc-Hoà Bình và cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai- Hoà Bình (BOT Hoà Bình) và DA đầu tư xây dựng hầm đường bộ đèo Phước Tượng-Phú Gia (BOT Phước Tượng-Phú Gia) vừa được TTCP chỉ rõ.
Đã qua ngày 21.8 - ngày dự kiến thu phí trở lại, nhưng Trạm thu phí BOT Cai Lậy vẫn xả trạm. Vài ngày qua, rộ lên thông tin công an đang vào cuộc điều tra về dự án này, nhất là những bê bối về giải phóng mặt bằng.
Thanh tra chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và TP.HCM xử lý khoản tiền sai phạm các dự án BOT tại TP. HCM theo kết quả thanh tra là 2.172 tỉ đồng. Kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với UBND TP.HCM, Bộ GTVT, UBND tỉnh Bình Dương đã vi phạm các quy định pháp luật, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã giao
Nếu băm nhỏ các con đường BOT để lắp trạm thu phí dày đặc hơn thì tất nhiên dòng xe cộ sẽ phải lưu thông chậm chạp hơn vì chốc chốc lại phải dừng trạm trả phí ở khoảng cách quá gần. Nếu đặt trạm dày như vậy thì BOT hóa ra lại cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, chứ không còn thúc đẩy nữa.
Cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ mới chỉ được sửa chữa, rải thảm mặt đường cũ - tương đương 30% tổng đầu tư của DA, nhưng Bộ GTVT và Tài Chính đã cho nhà đầu tư thu phí tương đương đường cao tốc xây dựng mới “(1.500 đồng/km) là bất hợp lý và bất thường”. TTCP đề nghị: “Cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân”.
Dự án (DA) đầu tư xây dựng công trình đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) được Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra hàng loạt sai phạm: Từ quyết định đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, đặt trạm thu phí, đội vốn cả trăm tỉ đồng, phê duyệt dự toán sai hàng chục tỉ đồng, đến nhà đầu tư không đủ năng lực, quản lý chất lượng công trình...
Đường sá nói chung là tài sản quốc gia, nhà nước giao cho ông GTVT quản. Ông quyết định đầu tư đường nào, chọn hình thức nào, đặt trạm thu phí ở đâu, được thu trong bao nhiêu năm... đều được dân giao cho ông quyết cả. Thế mà ông phụ lòng tin của dân.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng CP xử lý trách nhiệm đối với Bộ GTVT và Bộ Tài Chính vì để xảy ra hàng loạt sai sót, bất cập ở các dự án (DA) BOT, BT được Thanh tra Chính phủ chỉ ra.
Cuộc 'khủng hoảng tiền lẻ' ở trạm thu phí Cai Lậy vẫn chưa đến hồi kết mà còn có “khả năng lây lan” như lo ngại của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Thường vụ quốc hội Nguyễn Văn Giàu. Câu hỏi được đặt ra là: Ai là người chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này và cả khả năng có thể lây lan của nó?
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định như trên về trạm thu phí Cai Lậy và cho biết nếu tài xế tiếp tục trả tiền lẻ thì tỉnh Tiền Giang phải chỉ đạo xử lý
Theo báo Người Lao Động, trưa 17.8, đại diện Hội đồng Thành viên Công ty TNHH BOT Tiền Giang - chủ đầu tư dự án tuyến tránh Cai Lậy, cho biết, nếu chọn phương án dời trạm thu phí vào đường tránh 12 km thì đơn vị này sẽ trả lại dự án cho nhà nước.
Ngày 16.8, Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang và nhà đầu tư đã họp, thống nhất giảm giá vé cho tất cả các phương tiện qua trạm thu phí. UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông khu vực trạm thu giá dịch vụ, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
Chắc chắn sẽ không di dời trạm thu phí Cai Lậy mà giữ nguyên để thu phí hoàn vốn cho dự án, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN nói.
Đại gia đổi hơn 20 triệu tiền 200 và 500 đồng qua trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang); ô tô Infiniti G37 vượt ẩu khiến BMW chui vào gầm xe tải; cứu sống cô gái nhảy sông tự tử ở Bình Dương. Đó là 3 trong những clip hot nhất ngày.
"Mỗi cục tiền 1.000 tờ mệnh giá 500 đồng là 500.000 đồng, nặng 750 gam", anh Hữu Danh nói. Theo anh Hữu Danh, mục đích của việc đổi tiền lẻ là dùng để qua trạm thu phí BOT Cai Lậy vì mỗi ngày anh đi qua tuyến đường này 4 lượt.
Bộ trưởng Trương Trọng Nghĩa cho biết với chuyện ở Cai Lậy thì người dân tại chỗ không có phản ứng mà chỉ có 7 doanh nghiệp ở địa phương khác phản ứng và có hiện tượng dàn xe tại chỗ để dựng chuyện.
Chiếu tối 15.8, sau 1 ngày đêm không bán vé mà mở cửa cho ô tô qua trạm, Trạm thu phí BOT Cai Lậy vẫn chưa chốt được thời gian thu phí trở lại.
Trong các văn bản đề xuất và công văn chấp thuận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khi đó, không đoạn nào nói đến việc gia cố, trải nhựa... 26,5km mặt đường quốc lộ 1A, mà chỉ đề cập đến 12km tuyến tránh. Vậy mà khi khởi công, dự án đã có thêm việc trải nhựa 26,5km quốc lộ 1A, để có cớ thu phí!
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, đầu tư theo hình thức BOT có nhiều điều tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng ở Việt Nam, các dự án BOT lại có rất nhiều vấn đề khiến người dân phản ứng.


